DIỄN ĐÀN SINH VIÊN K7BCQ - ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Chào mừng bạn đã đến với diễn đàn của Lớp K7BCQ - Đại học Luật Hà Nội.
Mời bạn đăng nhập vào diễn đàn để có thể:
- Đóng góp thông tin cho diễn đàn ngày càng trở nên bổ ích hơn
- Tải miễn phí các tài liệu - đề cương Luật hoặc các file tiện ích khác.
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN K7BCQ - ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Chào mừng bạn đã đến với diễn đàn của Lớp K7BCQ - Đại học Luật Hà Nội.
Mời bạn đăng nhập vào diễn đàn để có thể:
- Đóng góp thông tin cho diễn đàn ngày càng trở nên bổ ích hơn
- Tải miễn phí các tài liệu - đề cương Luật hoặc các file tiện ích khác.
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN K7BCQ - ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN K7BCQ - ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Diễn đàn sinh viên Luật K7b CQ Đại học Luật Hà Nội
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN K7BCQ - RẤT MONG BẠN SẼ ĐÓNG GÓP NHỮNG THÔNG TIN BỔ ÍCH CHO DIỄN ĐÀN CHUNG
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Similar topics
Latest topics
» TÀI LIỆU LUẬT SO SÁNH
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby Hoàng Nhất Tue Mar 14, 2017 1:35 am

» DIỄN ĐÀN SINH VIÊN LUẬT (NEW)
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby tdung67 Wed Jun 01, 2016 10:13 am

» Chủ diễn đàn đã tốt nghiệp xong trường Luật.
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby dongvth Sat May 28, 2016 2:20 pm

» Đã kích hoạt thành viên và cài đặt chế độ tự kích hoạt
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby dongvth Fri Dec 18, 2015 11:32 am

» Tổng hợp hình phạt khi có án treo
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby vuminhthu0311 Thu Mar 19, 2015 6:49 pm

» TỔNG HỢP TÀI LIỆU LUẬT MÔI TRƯỜNG
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby UyUy Wed Dec 03, 2014 3:23 pm

» TỔNG HỢP TÀI LIỆU MÔN XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby dongvth Tue Jun 03, 2014 3:16 pm

» Đề cương Luật hình sự phần tội phạm
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby Phan Huyền Wed May 07, 2014 5:38 pm

» TỔNG HỢP ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG + vbpl KỲ 4
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby Phan Huyền Wed May 07, 2014 5:31 pm

» KIỂM TRA TÂM LÝ HỌC TƯ PHÁP
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby khanhone Mon Apr 28, 2014 5:26 pm

» Chủ diễn đàn cho tất cả các tài liệu học Luật đã từng có
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby huonglan Thu Apr 03, 2014 3:03 pm

» BÀI TẬP LUẬT SO SÁNH 2
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby Đinh Thị Kim Cúc Sat Feb 22, 2014 11:56 am

» BÀI GIẢNG LUẬT TÀI CHÍNH (Cập nhật sau các ngày học)
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby thanhvnhd Tue Sep 03, 2013 12:24 pm

» Thông tin liên hệ với chủ diễn đàn
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby dongvth Fri Jun 14, 2013 4:44 pm

» Đề cương các môn Đại cương
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby dongvth Fri Jun 14, 2013 4:42 pm

» Tổ chức của Quốc hội theo pháp luật hiện hành
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby vuminhthu0311 Thu Mar 28, 2013 9:29 pm

» Phân tích các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby vuminhthu0311 Thu Mar 28, 2013 9:24 pm

» Tập hợp các văn bản của luật quốc tế
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby hahahahn Sat Mar 16, 2013 11:38 am

» BÀI GIÁNG LUẬT LAO ĐỘNG
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby vuminhthu0311 Wed Nov 07, 2012 6:23 am

» [Trò chơi]Tên kiếm hiệp và vũ khí bạn sử dụng là gì ?
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby lamhuuan1977 Thu Sep 06, 2012 3:42 pm

» TÀI LIỆU VÀ ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby hoangvandai1992hd Tue Aug 14, 2012 8:53 pm

» Thêm chút đề cương, tài liệu bài giảng của Luật đất đai
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby zinco165 Tue Aug 14, 2012 7:45 am

» Đề cương và câu hỏi môn Tố tụng hình sự
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby zinco165 Tue Aug 14, 2012 7:44 am

» BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby tuankim Thu Aug 02, 2012 1:24 am

» Người tiêu dùng xôn xao về tính năng chữa bệnh của Máy cứu ngải
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby dongvth Sun Jul 01, 2012 9:36 am

» Mẫu bài tập Luật hình sự
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby vuminhthu0311 Fri Jun 29, 2012 8:27 pm

» Tổng hợp các bài giảng
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby vuminhthu0311 Fri Jun 29, 2012 5:43 am

» LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC & PL TG
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby hugo84 Mon Jun 04, 2012 11:40 am

» CÁCH TẢI VỀ TÀI LIỆU TỪ DIỄN ĐÀN
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby dongvth Tue May 01, 2012 4:54 pm

» tài liệu luật tố tụng dân sự
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby dongvth Sat Apr 21, 2012 11:17 pm

» Giúp chữa bệnh với Máy cứu ngải
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby aoloptoi Mon Apr 16, 2012 2:29 pm

» Tổng hợp tài liệu thi Luật hình sự
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby dongvth Mon Mar 05, 2012 5:05 pm

» Ôn tập Luật dân sự
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby dongvth Mon Mar 05, 2012 3:41 pm

» So sánh hệ thống Tòa Án Anh và Việt Nam
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby dongvth Mon Mar 05, 2012 3:36 pm

» Ngân hàng câu hỏi Luật hành chính
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeby dongvth Mon Mar 05, 2012 3:30 pm

Statistics
Diễn Đàn hiện có 4295 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: ehjustcow

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 650 in 174 subjects

 

 Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật

Go down 
Tác giảThông điệp
dongvth
Admin
Admin
dongvth


Tổng số bài gửi : 233
Join date : 12/01/2010
Age : 38
Đến từ : Hà Nội

Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Empty
Bài gửiTiêu đề: Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật    Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật  Icon_minitimeMon Mar 05, 2012 2:54 pm

BÀI LÀM



Nền kinh tế - xã hội phong kiến nói chung, của nhà Lê nói riêng đều dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, trong đó tư liệu sản xuất quan trọng nhất là ruộng đất. Để thực hiện mục đích đó, nhà Lê đã sử dụng một bộ phận của pháp luật được quy định trong Quốc triều hình luật để điều chỉnh các quan hệ sở hữu phát sinh trong xã hội, và đó được coi là công cụ đắc lực bảo vệ cơ sở kinh tế và địa vị thống trị của vua chúa, quan lại đối với các giai cấp khác trong các quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông.

1/ Những vấn đề cơ bản của sở hữu.

Pháp luật từ xưa tới nay đều ghi nhận các quyền năng của chủ sở hữu và các hình thức của sở hữu, qua đó thể hiện các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu.Quốc triều hình luật cũng không nằm ngoài sự ghi nhân này.

a/ Chủ sở hữu.

chủ sở hữu là những người có tài sản thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật. Họ có thể là cá nhân, làng xã hay Nhà nước. Để có thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản, trong một số trường hợp Quốc triều hình luật quy định phải có một số điều kiện nhất định.

Đối với vợ chồng không có con, khi một trong hai người chết thì người còn lại chỉ được hưởng một phần di sản thừa kế để sống. Nếu tái giá thì phần tài sản này thuộc về người thờ tự. Nếu vợ chết trước, người chồng đi lấy tái hôn thì không bị mất phần được chia tài sản của người vợ. Như vậy, quy định này xác lập quyền có hay không được xác lập quyền sở hữu phụ thuộc vào giới tính (vợ hay chồng) và địa vị của họ trong gia đình.

b/ Đối tượng sở hữu.

Đối tượng sở hữu trong Quốc triều hình luật bao gồm nhà cửa, lương thực hoa màu, gia súc, hang hóa, thuyền bè, hoa lợi, tiền, vàng bạc, kiệu, xe, quân khí, đất đai, rừng núi, hồ đập và các đồ dùng khác. Trong đó đặc biệt chú trọng đến quyền sở hữu ruộng đất.

c/ Nội dung quyền sở hữu.

* Quyền chiếm hữu: quyền chiếm hữu trong pháp luật thời Lê dược quy định khá rõ. Chủ sở hữu tự mình chiếm hữu tài sản.Pháp luật cho phép họ thực hiện quyền chiếm hữu tài sản thông qua việc họ chuyển quyền này cho người khác bằng cách thiết lập các khế ước dân sự hợp pháp. Đó là các loại khế ước như:khế ước cho thuê trâu, bò, ngựa, ruộng đất, nhà ở,…(các điều 356, 361,603).

Quốc triều hình luật không quy định cụ thể các hình thức chiếm hữu, nhưng tại các điều luật 373, 382, 383, 384, 386 đã quy định về việc chiếm hữu bất hợp pháp và chiếm hữu hợp pháp, đặc biệt là việc quy định về việc bảo vệ cho người chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình.

* Quyền sử dụng: Người có tài sản được phép sử dụng tài sản của mình để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, đồng thời được hưởng lợi tức, hoa lợi phát sinh từ tài sản của mình. Họ có thể tự mình chiếm hữu, sử dụng tài sản của mình, cũng có thể chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản cho người khác thông qua các dạng khế ước dân sự hợp pháp.

* Quyền định đoạt: Chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản của mình bằng cách tiêu dùng hết tài sản, tiêu hủy, phá dỡ,…Tự họ thực hiện quyền định đoạt thông qua quan hệ mua bán, cho vay được thực hiện dưới hình thức văn khế hay hình thức miệng. Tuy nhiên thì Quốc triều hình luật hạn chế quyền định đoạt của chủ sở hữu trong một số trường hợp nhất định: tài sản đang thế chấp thì khoongg được phép bán hoặc ruộng đất khẩu phần theo suất đinh thì không được phép bán, cho, để lại thừa kế vì đất khẩu phần được Nhà nước giao cho quản lý, sử dụng không có quyền định đoạt.

2/ Các hình thức sở hữu.

Bên cạnh hình thức sở hữu cơ bản, trong xã hội còn có các hình thức sở hữu khác như sở hữu nhà nước, sở hữu làng xã, sở hữu dòng họ.

Mỗi chế độ sở hữu có thể tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Các hình thức sở hữu này có vai trò và vị trí khác nhau, có sự chi phối khác nhau đối với đời sống xã hội như thế nào, điều đó còn phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị và bản chất của từng chế độ xã hội.

Pháp luật nói chung và pháp luật về quyền sở hữu dưới triều Lê là công cụ quyền lực chính trị của vua chúa nhằm để duy trì xã hội trong trật tự nhất định, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho vua chúa, quan lại. Pháp luật triều Lê, cụ thể là Bộ quốc triều hình luật ghi nhận hai chế độ sở hữu là chế độ sở hữu công và chế độ sở hữu tư nhân. Đối tượng của sở hữu ở đây chủ yếu là ruộng đất. Tương ứng với nó có ba hình thức sở hữu là hình thức sở hữu Nhà nước, hình thức sở hữu làng xã và hình thức sở hữu tư nhân.

a/ Hình thức sở hữu Nhà nước.

Để củng cố hình thức sở hữu nhà nước, gắn chặt quyền lợi của quan lại và quân sĩ theo nhà Lê, sau khi lên ngôi, nhà Lê đã có chiến lược là phải củng cố triều đại của mình thông qua việc kiểm soát đất đai và thần dân.

Nhà Lê đã khẳng định quyền sở hữu tối cao của mình đối với lãnh thổ quốc gia. Nhà Lê đã nắm trong tay số lớn ruộng đất của đất nước từ các căn cứ sau đây:

- Số ruộng đất công nhà Lê thu được bằng nhiều biện pháp khác nhau (khai khẩn đất hoang, thâu tóm đất bỏ hoang hóa, lập đồn điền,…).

- Sung công hàng loạt điền trang của các quý tộc Hồ, Trần tuyệt tự.

- Số ruộng đất tư của các địa chủ, nhân dân bị chết trong chiến tranh.

- Ruộng đất tư của bọn Việt gian bán nước và của quân xâm lược.

Đối với ruộng đất bỏ hoang hóa đã bị bọn địa chủ, cường hào địa phương chiếm đoạt trong lúc loạn li thì vẫn thuộc về sự chiếm đoạt của giai cấp này.Mặc dù vậy, tổng diện tích đất thuộc sở hữu nhà nước đã chiếm ưu thế. Nhà nước trung ương có điều kiện thi hành chính sách cần thiết, phù hợp với lợi ích của giai cấp mình để giải quyết các vấn đề do lịch sử đặt ra:

- Trước hết nhà nước thực hiện một số nhân nhượng đối với bọn ngụy quan nhẹ tội (cho nộp tiền phạt, miễn tịch thu của cải, ruộng đất,…). Nhà nước đã hạ lệnh khám xét, đo đạc và xếp hạng tịch thu tài sản của những ngụy quan nặng tội, đưa ra sử dụng và thu thuế.

- Trên cơ sở tình hình ruộng đất mới, Nhà nước đã thay thế chế độ điền trang, thái ấp trước kia bằng chế độ ban cấp lộc điền, quân điền.

Bản chất của chế độ lộc điền là nhà vua là người có quyền tối cao về ruộng đất, tiến hành ban cấp ruộng đất cho tầng lớp quan lại cao cấp vầ những người thân thuộc trong hoàng tộc. Người được nhà vua cho hưởng ân huệ này là các quan lại cao cấp từ thân vương đến tòng tứ phẩm và những người thân thuộc của nhà vua. Ruộng đất phân theo chế độ lộc điền có hai loại:

- Loại ruộng đất thế nghiệp thì người được phong thưởng được để lại cho con cháu đời sau, hưởng lộc đời đời.

- Loại ruộng đất chỉ cấp tạm thời cho hưởng dụng, sau khi người được cấp chết 3 năm phải trả lại ruộng đất cho Nhà nước.

Ngoài ra, một công thần sau khi chết được cấp ruộng tế tự, loai ruộng này cũng mang tính chất thế nghiệp.

Tuy nhiên, dù là ruộng đất được ban cấp theo tiêu chuẩn thế tập hay cấp tạm thời thì nhà vua luôn bảo lưu quyền tối cao của mình đối với số ruộng đất được ban cấp đó.

Bên cạnh chế độ lộc điền, Nhà nước còn thực hiện quyền sở hữu đối với đất đai bằng chính sách, còn đối với bộ phận ruộng đất công - làng xã, gọi là phép quân điền. Bản chất của chính sách này sự can thiệp của nhà nước vào việc phân chia ruộng đất công của làng xã. Theo phép quân điền, ruộng đất công được chia cho dân các làng xã, chính sách này được thi hành rất rộng rãi, từ những người mồ côi, góa bụa, già cả, cô đơn cho tới các quan lại đều được cấp ruộng cổ phần. Đáng chú ý là nhân đinh được cấp ruộng là người 15 tuổi trở lên. Đây là biện pháp giải quyết vấn đề ruộng đất và khôi phục sản xuất nông nghiệp đương thời. Mặt khác, Nhà nước thúc đẩy được việc khẩn hóa, ngăn chặn tình trạng bao chiếm ruộng đất của bọn địa chủ, cường hào ở địa phương, phục hồi lại nền sản xuất nông nghiệp. Thông qua phép quân điền, Nhà nước muốn khẳng định quyền sở hữu đối với ruộng đất công làng xã, trên cơ sở đó tiến hành thu thuế đối với từng loại ruộng đất nhằm mở rộng quy mô sở hữu ruộng đất của Nhà nước. Người được chia ruộng đất phải nộp tô thuế cho nhà nước, nếu không nộp hoặc nộp chậm đều bị coi là phạm tội và bị trừng phạt.

Để bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với ruộng đất song song với việc quy định chế độ thuế là các quy định về việc khai thác đất, việc phân chia ruộng đất công cho dân cày nộp thuế, quy định về việc cân đối giữa số hộ dân với diện tích đất trong từng làng, xã (các điều 346, 347). Quy định hình phạt với các vi phạm đối với diện tích đất do Nhà nước nắm quyền sở hữu như bán quyền sở hữu ruộng đất công cấp cho hay ruộng đất khẩu phần thì bị xử phạt 60 trượng, biếm hai tư; chiếm ruộng đất công quá số hạn định từ một mẫu thì bị xử phạt 80 trượng và bị truy thu gấp đôi số thóc nộp vào kho; Những ruộng đất công bỏ hoang mà quan trông coi không tâu để chia cho người cày ruộng, khai khẩn thì bị xử tội biếm hay phạt; người thu thuế lúa ruộng mà giấu giếm, giảm bớt không đúng sự thật thì sử phạt 60 trượng, biếm hai tư; quan đầu không theo chế độ ruộng đất mà lạm chiếm thì bị xử tội biếm hay đồ (các điều 342, 343, 346, 350, 351).

b/ Sở hữu làng xã.

Bên cạnh sở hữu Nhà nước đối với đất đai còn có sự tồn tại của một bộ phận đất công làng xã. Do chính sách quản lý và bảo vệ đất đai thuộc sở hữu Nhà nước nên quyền sở hữu về ruộng đất của làng xã bị Nhà nước can thiệp tương đối mạnh mẽ, đặc biệt là Nhà nước bắt làng xã phải chấp hành cách phân chia ruộng đất công theo các quy định của Nhà nước trung ương. Quốc triều hình luật tại điều 347 có quy định: “…nếu ruộng chia còn thừa thì để vào làm ruộng công, nếu thiếu thì lấy ruộng đồng của bản xã hay của xã lân cận mà cấp rồi làm sổ tâu trình”.Trong phạm vi nhất định thì quyền sở hữu vẫn được chính quyền trung ương và luật lệ thừa nhận trong một chừng mực nhất định. Nhà nước trung ương vẫn cho phép làng xã có quyền sở hữu và quản lý đối với số ruộng đất nhất định như ruộng đình chùa, sông ngòi, đường xá,…được quy định trong Quốc triều hình luật tại các điều 350, 352, 352.

c/ Sở hữu tư nhân.

Ngoài sở hữu về ruộng đất, tài sản của vợ chồng cũng được coi là sở hữu tư nhân. Quốc triều hình luật tại các điều 374, 375, 376 đã ghi nhận chế độ tài sản của vợ chồng gồm ba loại:

- Ruộng đất, tài sản của chồng (phu tông điền sản).

- Ruộng đất, tài sản của vợ (thê điền sản).

- Ruộng đất, tài sản của hai vợ chồng tạo nên sau khi kết hôn (tần tảo điền sản).

Các loại tài sản trên được quy định một cách rõ ràng, cụ thể nhằm hạn chế những tranh chấp về tài sản chung riêng của vợ - chồng. Nội dung của các điều luật này cho thấy pháp luật triều Lê đã ghi nhận sự đóng góp cua người vợ trong khối tài sản chung, ghi nhận quyền sở hữu đối với tài sản của người vợ có được do cha mẹ để lại. Đây là những những quy định khá tiến bộ, tuy nhiên thì những quy định này vẫn chưa thể hiện sự bình đẳng thực sự của người phụ nữ, vẫn còn chứa đựng sự “trọng nam khinh nữ”. Dưới triều Lê, sở hữu tư nhân ngày càng phát triển rộng rãi.

Với chính sách lộc điền, hang loạt quý tộc địa chủ ra đời. Ruộng đất ban cấp cho công thần, quý tộc chỉ để chiếm hữu và sử dụng, còn nhà nước là chủ sở hữu tối cao, đây là quyền sở hữu không đầy đủ đối với ruộng đất của cá nhân. Nhà Lê ghi nhận của điền trang tư nhân. Do công cuộc khẩn hoang được khuyến khích bằng nhiều chính sách khác nhau cùng với chính sách phong thưởng của Nhà nước…lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái lập chế độ sở hữu điền trang (chế độ sở hữu trang trại của quý tộc, quan lại cao cấp). Song song với việc ghi nhận sở hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, phong kiến, Quốc triều hình luật còn ghi nhận sở hữu nhỏ của những người nông dân lao động, thừa nhận tài sản ruộng đất do họ tự lao động sản xuất và thông qua mua bán tích tụ đất đai mà có.

Các hành vi xâm phạm tới tài sản thuộc sở hữu tư nhân của người khác đều phải chịu hình phạt nhất định, trong một số trường hợp còn phải chịu một khoản tiền phạt và bồi thường thiệt hại.

Vấn đề đất đai thuộc sở hữu tư nhân được phản ánh khá nhiều trong Quốc triều hình luật, bao gồm các quy định sau:

- Cấm xâm lấn ruộng đất của người khác (điều 357).

- Cấm nhà quyền quý chiếm đoạt ruộng đất của lương dân (điều 370).

- Cấm tá điền tranh chiếm ruộng đất của chủ (điều 356)

- Cấm bán trộm ruộng đất của người khác (điều 382), cấm nô tì bán trộm ruộng đất của chủ (điều 386), con cái bán trộm ruộng đất của cha mẹ (điều 378), cấm bán ruộng đất đang cầm cố cho người khác (điều 383).

- Không được ức hiếp để mua ruộng đất của người khác (điều 355).

Quốc triều hình luật cũng quy định rất rõ ràng quyền được hưởng thừa kế ruộng đất và quyền được để lại thừa kế. Điều này chứng tỏ quyền tư hữu ruộng đất ở thời kì này rất phát triển và việc thừa kế là điều tất yếu để duy trì và củng cố quyền sở hữu tư nhân. Và cùng với đó là sự phát sinh tranh chấp ruộng đất, vấn đề giải quyết tranh chấp được đặt ra (các điều 360, 429, 514, 508, 509, 510, 505, 513, 687,…).

Để bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, Quốc triều hình luật còn quy định về hình thức và nội dung của việc mua bán, chuyển nhượng, cầm cố (điều 384); quy định về việc ruộng đất cho người khác cày hay ở nhờ mà quá niên hạn (điều 387);…

3/ Căn cứ xác lập quyền sở hữu.

Quốc triều hình luật không đề cập tới khái niệm căn cứ xác lập quyền sở hữu và cũng không đề cập một cách có hệ thống và đầy đủ căn cứ này. Tuy nhiên qua các điều khoản cho thấy xác lập quyền sở hữu được hiểu là những khả năng khác nhau xảy ra trong đời sống xã hội mà Quốc triều hình luật đã ghi nhận và nâng lên làm căn cứ phát sinh quyền sở hữu, từ đó có thể khái quát các căn cứ đó như sau:

- Xác lập quyền sở hữu thông qua hoạt động lao động sản xuất.

- Quyền sở hữu được xác lập thông qua các khế ước dân sự (theo ý chí của chủ thể).

- Xác lập sở hữu thông qua việc hưởng di sản thừa kế.

- Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu.

- Xác lập quyền sở hữu thông qua việc quốc hữu hóa, tịch thu ruộng đất.

- Xác lập quền sở hữu thông qua việc nhận tiền cấp dưỡng, nhận tiền bồi thường thiệt hại (các điều 596, 601, 603, 604, 630, 639).

- Xác lập quyền sở hữu thông qua các chính sách đất đai của Nhà nước (phong thưởng ruộng đất, khai khẩn ruộng đất).

Ngoài ra, quyền sở hữu ruộng đất còn được được xác lập thông qua chính sách thuế, hưởng hoa lợi, hoặc đào được của chon cất trong lòng đất, thông qua chúc thư,…( các điều 366, 574, 606, 345, 346, 350, 361, 368, 595)

4/ Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu.

Quyền sở hữu của một chủ thể đối với tài sản bị chấm dứt khi có căn cứ nhất định. Quốc triều hình luật không quy định các căn cứ cụ thể, có hệ thống mà quy định rải rác trong các chương. Các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu bao gồm:

- Chấm dứt quyền sở hữu thông qua các khế ước hợp pháp (các điều 377, 378, 589, 590).

- Chấm dứt quyền sở hữu khi tài sản bị thiêu hủy (các điều 611, 631).

- Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ (các điều 435, 437, 448, 581, 604).

- Các trường hợp chấm dứt quyền sở hữu đo pháp luật quy định (các điều 384, 387).

Tóm lại, chế độ sở hữu trong pháp luật nhà Lê (Quốc triều hình luật) đã phát triển tới đỉnh cao. Trình độ lập pháp đã vượt xa so với trình độ kinh tế của xã hội đương thời. Điều đáng chú ý nhất về chế độ sở hữu ở Quốc triều hình luật đó là lần đầu tiên quyền sở hữu về tài sản riêng của người phụ nữ trong gia đình được pháp luật ghi nhận và bảo hộ.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trường ĐH Luật Hà Nội, năm 2008.

2. Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb. ĐHQG.

3. Quốc triều hình luật –lịch sử hình thành, nội dung và giá trị, TS.Lê Thị Sơn.

4. Quốc triều hình luật.
Về Đầu Trang Go down
http://www.bibun.vn/
 
Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tập hợp các văn bản của luật quốc tế
» bài tập Luật Hình sự 2
» BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ 3

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN K7BCQ - ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI :: TÀI LIỆU THAM KHẢO :: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM-
Chuyển đến