DIỄN ĐÀN SINH VIÊN K7BCQ - ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Chào mừng bạn đã đến với diễn đàn của Lớp K7BCQ - Đại học Luật Hà Nội.
Mời bạn đăng nhập vào diễn đàn để có thể:
- Đóng góp thông tin cho diễn đàn ngày càng trở nên bổ ích hơn
- Tải miễn phí các tài liệu - đề cương Luật hoặc các file tiện ích khác.
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN K7BCQ - ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Chào mừng bạn đã đến với diễn đàn của Lớp K7BCQ - Đại học Luật Hà Nội.
Mời bạn đăng nhập vào diễn đàn để có thể:
- Đóng góp thông tin cho diễn đàn ngày càng trở nên bổ ích hơn
- Tải miễn phí các tài liệu - đề cương Luật hoặc các file tiện ích khác.
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN K7BCQ - ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN K7BCQ - ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Diễn đàn sinh viên Luật K7b CQ Đại học Luật Hà Nội
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN K7BCQ - RẤT MONG BẠN SẼ ĐÓNG GÓP NHỮNG THÔNG TIN BỔ ÍCH CHO DIỄN ĐÀN CHUNG
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Similar topics
Latest topics
» TÀI LIỆU LUẬT SO SÁNH
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby Hoàng Nhất Tue Mar 14, 2017 1:35 am

» DIỄN ĐÀN SINH VIÊN LUẬT (NEW)
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby tdung67 Wed Jun 01, 2016 10:13 am

» Chủ diễn đàn đã tốt nghiệp xong trường Luật.
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby dongvth Sat May 28, 2016 2:20 pm

» Đã kích hoạt thành viên và cài đặt chế độ tự kích hoạt
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby dongvth Fri Dec 18, 2015 11:32 am

» Tổng hợp hình phạt khi có án treo
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby vuminhthu0311 Thu Mar 19, 2015 6:49 pm

» TỔNG HỢP TÀI LIỆU LUẬT MÔI TRƯỜNG
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby UyUy Wed Dec 03, 2014 3:23 pm

» TỔNG HỢP TÀI LIỆU MÔN XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby dongvth Tue Jun 03, 2014 3:16 pm

» Đề cương Luật hình sự phần tội phạm
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby Phan Huyền Wed May 07, 2014 5:38 pm

» TỔNG HỢP ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG + vbpl KỲ 4
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby Phan Huyền Wed May 07, 2014 5:31 pm

» KIỂM TRA TÂM LÝ HỌC TƯ PHÁP
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby khanhone Mon Apr 28, 2014 5:26 pm

» Chủ diễn đàn cho tất cả các tài liệu học Luật đã từng có
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby huonglan Thu Apr 03, 2014 3:03 pm

» BÀI TẬP LUẬT SO SÁNH 2
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby Đinh Thị Kim Cúc Sat Feb 22, 2014 11:56 am

» BÀI GIẢNG LUẬT TÀI CHÍNH (Cập nhật sau các ngày học)
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby thanhvnhd Tue Sep 03, 2013 12:24 pm

» Thông tin liên hệ với chủ diễn đàn
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby dongvth Fri Jun 14, 2013 4:44 pm

» Đề cương các môn Đại cương
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby dongvth Fri Jun 14, 2013 4:42 pm

» Tổ chức của Quốc hội theo pháp luật hiện hành
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby vuminhthu0311 Thu Mar 28, 2013 9:29 pm

» Phân tích các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby vuminhthu0311 Thu Mar 28, 2013 9:24 pm

» Tập hợp các văn bản của luật quốc tế
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby hahahahn Sat Mar 16, 2013 11:38 am

» BÀI GIÁNG LUẬT LAO ĐỘNG
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby vuminhthu0311 Wed Nov 07, 2012 6:23 am

» [Trò chơi]Tên kiếm hiệp và vũ khí bạn sử dụng là gì ?
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby lamhuuan1977 Thu Sep 06, 2012 3:42 pm

» TÀI LIỆU VÀ ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby hoangvandai1992hd Tue Aug 14, 2012 8:53 pm

» Thêm chút đề cương, tài liệu bài giảng của Luật đất đai
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby zinco165 Tue Aug 14, 2012 7:45 am

» Đề cương và câu hỏi môn Tố tụng hình sự
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby zinco165 Tue Aug 14, 2012 7:44 am

» BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby tuankim Thu Aug 02, 2012 1:24 am

» Người tiêu dùng xôn xao về tính năng chữa bệnh của Máy cứu ngải
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby dongvth Sun Jul 01, 2012 9:36 am

» Mẫu bài tập Luật hình sự
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby vuminhthu0311 Fri Jun 29, 2012 8:27 pm

» Tổng hợp các bài giảng
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby vuminhthu0311 Fri Jun 29, 2012 5:43 am

» LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC & PL TG
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby hugo84 Mon Jun 04, 2012 11:40 am

» CÁCH TẢI VỀ TÀI LIỆU TỪ DIỄN ĐÀN
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby dongvth Tue May 01, 2012 4:54 pm

» tài liệu luật tố tụng dân sự
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby dongvth Sat Apr 21, 2012 11:17 pm

» Giúp chữa bệnh với Máy cứu ngải
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby aoloptoi Mon Apr 16, 2012 2:29 pm

» Tổng hợp tài liệu thi Luật hình sự
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby dongvth Mon Mar 05, 2012 5:05 pm

» Ôn tập Luật dân sự
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby dongvth Mon Mar 05, 2012 3:41 pm

» So sánh hệ thống Tòa Án Anh và Việt Nam
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby dongvth Mon Mar 05, 2012 3:36 pm

» Ngân hàng câu hỏi Luật hành chính
tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeby dongvth Mon Mar 05, 2012 3:30 pm

Statistics
Diễn Đàn hiện có 4295 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: ehjustcow

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 650 in 174 subjects

 

 tài liệu luật tố tụng dân sự

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
ngocthanpq
Thành viên mới
Thành viên mới



Tổng số bài gửi : 1
Join date : 19/04/2012

tài liệu luật tố tụng dân sự Empty
Bài gửiTiêu đề: tài liệu luật tố tụng dân sự   tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeThu Apr 19, 2012 11:25 pm

Ai có các bài viết về xác định tư cách đương sư trong vụ án dân sự không, cho mình xin với. Cảm ơn nhiều.
Về Đầu Trang Go down
dongvth
Admin
Admin
dongvth


Tổng số bài gửi : 233
Join date : 12/01/2010
Age : 38
Đến từ : Hà Nội

tài liệu luật tố tụng dân sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tài liệu luật tố tụng dân sự   tài liệu luật tố tụng dân sự Icon_minitimeSat Apr 21, 2012 11:17 pm

Đương sự và việc xác định tư cách của đương sự trong vụ án dân sự
Bài nghiên cứu của nhóm trong chương trình đào tạo tín chỉ môn Luật Tố tụng dân sự

1. Khái quát chung về đương sự trong vụ án dân sự trong vụ án dân sự.
1.1 Khái niệm đương sự trong vụ án dân sự.
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự thì đương sự là chủ thể không thể thiếu. Trong tiếng việt “đương sự” được hiểu “là người, là đối tượng trong một sự việc nào đó được đưa ra giải quyết”. Như vậy theo nghĩa chung nhất thì đương sự chỉ là người, là đối tượng trong một vụ việc nào đó được đưa ra giải quyết trong cuộc sống hàng ngày.
Vụ án dân sự là những việc phát sinh tại Tòa án do các đương sự khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước hay quyền, lợi ích hợp pháp của người khác đang bị tranh chấp. Trong các vụ án dân sự có một số người tham gia tố tụng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự tham gia với mục đích là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong một số trường hợp tuy họ không có quyền lợi ích liên quan đến vụ án dân sự nhưng lại tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước trong lĩnh vực được tham gia phụ trách. Họ có thể là cá nhân, cơ quan hay tổ chức (có tư cách pháp nhân và không có tư cách pháp nhân).
Theo quy định tại khoản 1, Điều 56 BLTTDS 2004: “Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan tổ chức bao gồm: Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Như vậy các đương sự trong vụ án dân sự khá phong phú đa dạng bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập.
Có thể định nghĩa về đương sự trong vụ án dân sự như sau: “Đương sự trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách”.
1.2, Năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự.
Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự là hai yếu tố cấu thành năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Đương sự là một loại chủ thể của quan hệ pháp luật TTDS nên để tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS thì đương sự phải có năng lực pháp luật TTDS và năng lực hành vi TTDS.
* Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của đương sự: Là khả năng pháp luật quy định cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác có các quyền và nghĩa vụ TTDS.
Năng lực pháp luật TTDS là năng lực pháp luật dân sự có mối quan hệ mật thiết với nhau. Năng lực pháp luật dân sự là cơ sở của năng lực pháp luật TTDS.
“Mọi cá nhân, tổ chức có năng lực pháp luật TTDS như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” (khoản 1, Điều 57 BLTTDS 2004). Như vậy, đặc trưng cơ bản của quan hệ pháp luật TTDS là các chủ thể có quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Năng lực pháp luật TTDS của cá nhân bao giờ cũng gắn liền với sự tồn tại của cá nhân từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó chết. Năng lực pháp luật TTDS của tổ chức xuất hiện khi tổ chức đó được thành lập và chấm dứt khi tổ chức đó không còn tồn tại.
* Năng lực hành vi TTDS của đương sự: Là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ TTDS hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia TTDS (khoản 2, Điều 57 BLTTDS 2004) khác với năng lực pháp luật tố tụng của đương sự là như nhau thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ TTDS hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia TTDS (khoản 2, Điều 57 BLTTDS 2004). Khác với năng lực pháp luật tố tụng dân sự của đương sự là như nhau thì năng lực hành vi TTDS là yếu tố luôn có sự biến động và được xác định ở các mức độ khác nhau.
Năng lực hành vi TTDS có mối quan hệ mật thiết với năng lực hành vi dân sự, cũng như năng lực pháp luật TTDS, một chủ thể được xác định là có năng lực hành vi TTDS nếu chủ thể đó có năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định tại khoản 3, Điều 57 BLTTDS thì đương sự từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi TTDS trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2005/NQ – HĐTP ngày 31/3/2005 thì người chưa đủ 18 tuổi vẫn có thể có đầy đủ năng lực hành vi TTDS (người vợ chưa đủ 18 tuổi họ có quyền tham gia TTDS) hoặc người đủ 18 tuổi nhưng lại không có đầy đủ năng lực hành vi TTDS (trong trường hợp Tòa án cấm cha, mẹ làm đại diện cho con thì họ không được tham gia TTDS).
2. Đương sự trong vụ án dân sự.
Đương sự trong vụ án dân sự khá phong phú, đa dạng gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự (người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập).
2.1, Nguyên đơn.
Khoản 2, Điều 56 quy định: “nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khời kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức do bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm hại.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách cũng là nguyên đơn”.
Điều đó cho thấy nguyên đơn có vai trò quan trọng trong vụ án dân sự so với các đương sự khác. Vì để phát sinh vụ án dân sự tại TA, đồng thời là cơ sở đẻ bắt đầu giải quyết vụ án dân sự phải có nguyên đơn khời kiện hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn.
Để trở thành nguyên đơn thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Thứ nhất: khi các chủ thể cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Điều này cho thấy việc nguyên đơn tham gia tố tụng mang tính chủ động, khi nhận thấy quyền lợi của bản thân bị xâm hại chủ thể tự mình yêu cầu cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi cho mình. Nó trái ngượi lại với tính bị động của bị đơn khi tham gia tố tụng. Việc yêu cầu bảo vệ quyền lợi bị xâm hại xuất phát từ ý chí chủ quan của nguyên đơn. Vì việc xác định quyền lợi của chủ thể có bị xâm hại hay không thì phải được khẳng định trong các bản án, quyết định của TA có hiệu lực. Khi bản án, quyết định của TA chưa có hiệu lực pháp luật khẳng định vấn đề đó, thì quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn mới chỉ dừng lại là giả thiết bị xâm phạm. Về nguyên tắc, quyền lợi chỉ có thể có được hoặc bị xâm phạm khi khi các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật nội dung (quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình…) mà nguyên đơn là một bên chủ thể.
- Thứ hai: Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Để tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS thì nguyên đơn phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi TTDS. Vì ngoài việc có khả năng pháp luật quy đingj nguyên đơn còn phải tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ TTDS hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng lúc đó họ trở thanh nguyên đơn.
- Thứ ba: Các chủ thể trở thành nguyên đơn khi yêu cầu TA bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc lợi ích công cộng, lợi ích thuộc lĩnh vực mình phụ trách: Đối với chủ thể là cá nhân có năng lực hành vi TTDS đầy đủ hoặc cơ quan, tổ chức thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án dân sự được TA thụ lý thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức đó trở thành nguyên đơn. Trường hợp cá nhân không có năng lực hành vi TTDS đầy đủ mà được người đại diện hợp pháp của người này thì người được bảo vệ quyền lợi cũng được xác định là nguyên đơn. Việc quy định nhiều chủ thể có thể trở thành nguyên đơn cho thấy sự quan tâm của pháp luật tới việc đảm bảo lợi ích của mọi chủ thể trong xã hội.
- Thứ tư: Đơn khởi kiện. Để khởi kiện và xác định tư cách là nguyên đơn thì chủ thể phải có đơn khởi kiện và và gửi đơn kiện tới TA. Tư cách của chủ thể được xác định là nguyên đơn hành vi chủ thể gửi đơn tới Tòa và TA thụ ly đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện phải đầy đủ nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 164 BLTTDS.
Trong trường hợp cả hai bên chủ thể của một quan hệ pháp luật nội dung trong tranh chấp mà cùng khởi kiện để yêu cầu TA giải quyết quan hệ nội dung tranh chấp đó thì TA thụ lý đơn khởi kiện của bên nào trước thì bên đó được xác định là nguyên đơn.
Ngoài nguyên đơn là người có đơn khởi kiện, yêu cầu TA bảo vệ quyền lợi của cá nhân, lợi ích công cộng…thì bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng trở thành nguyên đơn trong trường hợp:
+ Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phân tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn.
+ Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người có nghĩa vụ với yêu cầu độc lập trở thành nguyên đơn.
2.2, Bị đơn.
Nếu nguyên đơn là một trong những đương sự đóng vai trò quan trọng trong vụ án dân sjw, tạo điều kiện tiên quyết để có vụ án dân sự phát sinh tại Tòa thì bị đơn đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình giải quyết vụa án dân sự. Bị đơn luôn đi kèm với nguyên đơn, tư cách bị đơn được xác định cùng với tư cách nguyên đơn.
Khoản 3, Điều 56 BLTTDS quy định: “Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu TA giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyề và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm”.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xác định là bị đơn trong vụ án dân sự khi đáp ứng được điều kiện sau:
- Thứ nhất: là người bị nguyên đơn theo của BLTTDS khởi kiện. Xét về tính chất việc tham gia tố tụng cảu bị đơn mang tính thụ động, do bị bắt buộc tham gia tố tụng. Họ tham gia tố tụng không phải do họ gửi đơn khởi kiên tới TA mà buộc phải tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn. Điều này trái ngược với tính chủ động của nguyên đơn gửi đơn tói Tòa khi nhận thấy quyền lợi bị xâm hại cùng lúc với việc nguyên đơn khởi kiện vụ án dân sự tại TA thì bị đơn cũng được xác lập, đó là người mà nguyên đơn cho rằng đã xâm phạm đến quyền lợi của mình và khi xét xử thì bị đơn được triệu tập nhằm giải quyết quyền lợi của nguyên đơn. Bị đơn tham gia tố tụng để trả lời về việc kiện do bị nguyên đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật.
- Thứ hai: có năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Cũng giống như nguyên đơn, bị đơn cũng phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về năng lực chủ thể tham gia tố tụng. Vì quá trình giải quyết vụ án dân sự là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều thủ tục, nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau, trong đó bị đơn có thể tham gia vào tất cả các giai đoạn khác nhau của quá trình đó để thực hiện những quyền và nghĩa vụ tố tụng. Thông thường cá nhân được coi là có năng lực hành vi TTDS khi đã đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự. Đối với người chưa đủ 18 tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện hợp pháp của họ là người thay mặt họ để thực hiện những quyền và nghĩa vụ tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước TA (khoản 4, 5, 6 Điều 57 BLTTDS).
- Thứ ba: Bị đơn là người được giả thiết là có tranh chấp hay vi phạm đến quyền lợi của nguyên đơn. Bị đơn được xác định cùng với nguyên đơn khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa. Nguyên đơn trong vụ án dấn sự là người giả thiết cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, tranh chấp nên bị đơn cũng là người được giả thiết xâm phậm quyền lợi của nguyên đơn. Việc xác định quyền lợi của bị đơn có xâm phạm đến quyền lợi của nguyên đơn hay không phải dựa vào quyết định của TA.
Trong quá trinh giải quyết vụ án dân sự tại Tòa nguyên đơn có thể trở thành bị đơn và bị đơn trở thành nguyên đơn. Khoản 1, 2 Điều 219, nguyên đơn trở thành bị đơn trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ yêu cầu phân tố. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập trở thành bị đơn khi nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình.
2.3, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Ngoài nguyên đơn, bị đơn trong vụ án dân sự bao gồm cả người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Bởi vì khi giải quyết vụ án dân sự để giải quyết tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn thì có thể ảnh hưởng tới quyền, lợi ích của người thứ ba. Để giải quyết vụ án toàn diện, triệt để đòi hỏi cần thiết có sự tham gia của người thứ ba này với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Theo quy định tại khoản 4, Điều 56 BLTTDS: “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Như vậy, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hiểu một cách chung nhất là người tham gia tố tụng vào vụ án đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác với nguyên đơn và bị đơn, họ không phải là người khởi kiện cũng không phải là người bị kiện. Việc tham gia tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự có thể do họ chủ động hoặc theo yêu cầu của đương sự khác hoặc theo yêu cầu của TA. Do đó để có thể xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự mà TA đang giải quyết, đồng thời phải được TA đưa họ vào tham gia tố tụng do thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của chính họ.
Một trong những căn cứ chủ yếu để có quyền lợi , nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng là quyền đòi bồi hoàn như: quyền của chủ phương tiện đối với người lái xe của họ trong trường hợp chủ phương tiện phải bồi thường cho người bị hại do người lái xe gây ra; quyền và nghĩa vụ của người thứ ba liên quan khi giải quyết chia tài sản chung với vợ chồng….
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có hai loại: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập hay còn gọi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia vào vụ án dân sự đã xảy ra giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, việc tham gia tố tụng của họ độc lập với nguyên đơn, bị đơn. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cho rằng đối tượng, phần đối tượng tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn là thuộc về họ chứ không phải thuộc về nguyên đơn hay bị đơn. Do vậy, yêu cầu của họ chỉ chống nguyên đơn hoặc chỉ chống lại bị đơn. Tuy nhiên trong mọi trường hợp yêu cầu của họ đều độc lập với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn và không phụ thuộc vào yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn. Vì có yêu cầu độc lập với cả nguyên đơn và bị đơn, do vậy thông thường người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có đủ điều kiện pháp lý để kiện vụ án dân sự để TA giải quyết yêu cầu của mình, nhưng do vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn, nên họ phải tham gia tố tụng để để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nếu không tham gia ngay vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn mà khởi kiện thành vụ án dân sự khác để bảo vệ quyền lợi cho mình thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ sau đó sẽ gặp khó khăn phức tạp hơn.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia vào vụ án đã xảy ra giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cảu họ luôn phụ thuộc vào việc tham gia tố tụng của nguyên đơn hoặc bị đơn.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn và bị đơn do có quyền, lợi ích luôn phụ thuộc và gắn liền với quyền và lợi ích cảu nguyên đơn hoặc bị đơn nên họ không thể đưa ra yêu cầu độc lập với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn mà yêu cầu của họ bao giờ cũng đi kèm và phụ thuộc vào yêu cầu của nguyên đơn hoặc bị đơn. Vì vậy, họ không thể khởi kiện để TA giải quyết mà quyền lợi của họ sẽ được giải quyết ngay trong vụ án đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn.
3. Một số tồn tại thiếu sót của pháp luật trong việc quy định về đương sự và hướng hoàn thiện.
3.1, Một số tồn tại thiếu sót của pháp luật trong việc quy định về đương sự.
BLTTDS là công cụ pháp lý quan trọng trong việc giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên từ thực tiễn áp dụng hiện nay, chúng ta thấy rằng mặc dù BLTTDS 2004 đã quy định khá rõ ràng, đầy đủ về đương sự nhưng vẫn tồn tại những thiếu sót nhất định.
- Khoản 1, Điều 56 BLTTDS đã có quy định về đương sự nhưng mới chỉ dừng lại ở quy định về thành phần đương sự mà không có quy định khái niệm đương sự trong vụ án dân sự cho nên trong thực tiễn không ít trường hợp TA xác định sai đương sự, triệu tập thiếu hoặc triệu tập cả những người không phải là đương sự tham gia giải quyết vụ án dân sự dẫn tới quá trình giải quyết vụ án không đúng đắn, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không được tôn trọng và bảo vệ.
- BLTTDS cũng chưa có quy định cụ thể về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự. Bởi trong thực tiễn có hai loại: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng một cách độc lập.
-Trong thực tiễn nhiều vụ án dân sự có nhiều nguyên đơn và bị đơn, quyền và lợi ích giữa các nguyên đơn và giữa các bị đơn có thể mâu thuẫn (độc lập) với nhau. Vì vậy việc xác định các trường hợp này sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án hiệu quả hơn.
- Điều 57 BLTTDS quy định về năng lực pháp luật TTDS và năng lực hành vi TTDS đã thể hiện khá đầy đủ các nội dung cơ bản của năng lực pháp luật TTDS và năng lực hành vi TTDS. Nhưng các quy định này dường như đồng nhất phạm trù năng lực hành vi dân sự với phạm trù năng lực hành vi TTDS lấy điều kiện tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự là điều kiện tham gia vào quan hệ PLTTDS và QHPL dân sự làm điều kiện tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS là chưa hợp lý. Vì quan hệ pháp luật TTDS và quan hệ pháp luật là các quan hệ pháp luật khác nhau, có nội dung và yêu cầu khác nhau.
3.2, Phương hướng hoàn thiện.
- Để việc giải quyết vụ án dân sự một cách đúng đắn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự và lợi ích của nhà nước cần hoàn thiện một số quy định của pháp luật về đương sự như sau:
- BLTTDS cần bổ sung thêm khái niệm: “Đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách”.
- Cần quy định về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn haowcj bị đơn là người tham gia vào vụ án để bảo vệ quyền lợi của mình, yêu cầu của họ phụ thuộc vào yêu cầu hay phản yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập là người tham gia vào vụ án đã xảy ra giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền lợi của mình, yêu cầu của họ độc lập với yêu cầu cảu nguyên đơn, bị đơn.
- BLTTHS cần quy định: Đối với vụ án dân sự mà có nhiều nguyên đơn, bị đơn, nếu quyền và lợi ích giữa các nguyên đơn và bị đơn không mâu thuẫn thì họ là đồng nguyên đơn và bị đơn. Nếu quyền và lợi ích mâu thuẫn với nhau thì họ là những nguyên đơn và bị đơn độc lập.
- BLTTDS cần gộp hai quy định tại khoản 4, 5 điều 57: Đương sự là người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ do người đại diện của họ thực hiện.
BLTTDS cần quy định rõ trường hợp đương sự là người dưới 18 tuổi nhưng không có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng, đương sự là người dưới 18 tuổi nhưng vẫn có năng lực hành vi tố tụng đầy đủ. Và trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì năng lực hành vi TTDS của họ chỉ bị hạn chế trong lĩnh vực bị cấm.
- Để việc xác định tư cách của các loại đương sự một cách đúng đắn thì cần thiết phải nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ thẩm phán cả về số lượng và chất lượng song song với công tác tuyên truyền pháp luật để khi tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có sự hiểu biết để bảo vệ quyền, lợi ích của mình và nhà nước.
Bài post trên đây được sử dụng với mục đích chia sẻ thông tin, nghiên cứu trao đổi… Bài post không vì mục đích thương mại hay bất kỳ các hình thức sinh lời nào khác.!

http://www.luatviet.org/Home/nghien-cuu-trao-doi/dan-su-to-tung-dan-su/2009/8459/Duong-su-trong-vu-an-dan-su.aspx
Về Đầu Trang Go down
http://www.bibun.vn/
 
tài liệu luật tố tụng dân sự
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chủ diễn đàn cho tất cả các tài liệu học Luật đã từng có
» TÀI LIỆU LUẬT SO SÁNH
» TỔNG HỢP TÀI LIỆU LUẬT MÔI TRƯỜNG

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN K7BCQ - ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI :: TÀI LIỆU THAM KHẢO :: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 1,2-
Chuyển đến